Responsive Section
Tổng đài CSKH:0858.622.313 Hotline Bộ Y tế:1900.9095 Sở Y tế: 0966.631.313 TTYT Quảng Yên:0888.622.313 Cấp cứu :0359.008.555
NGÀY SƠ CẤP CỨU THẾ GIỚI 14/09/2024

Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế chọn “Ngày thứ 7, tuần thứ 2 của tháng 9 hàng năm” tổ chức hoạt động kỷ niệm “Ngày Sơ cấp cứu thế giới”.

Ngày Sơ cứu Thế giới năm 2024 có chủ đề “Sơ cấp cứu và thể thao” nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của sơ cấp cứu trong đời sống xã hội, đặc biệt nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật vai trò của sơ cấp cứu trong các hoạt động thể dục, thể thao, góp phần đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của vận động viên, khán giả và cộng đồng khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Thông qua các hoạt động sơ cấp cứu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của sơ cấp cứu, đặc biệt là sơ cấp cứu trong các hoạt động thể dục, thể thao, khuyến khích các vận động viên, huấn luyện viên và những người đam mê thể dục, thể thao ở mọi lứa tuổi tích cực học tập, bổ sung kiến thức về sơ cấp cứu để kịp thời tự sơ cấp cứu cho mình và sơ cấp cứu cho người khác khi có tai nạn/chấn thương không mong muốn xảy ra.

Ngày Sơ cấp cứu thế giới năm nay cũng kêu gọi cộng đồng tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động sơ cấp cứu, trợ giúp người bị tai nạn/chấn thương không mong muốn khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao hoặc tập luyện thể dục, thể thao; đề cao sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng về sơ cấp cứu và phòng tránh tai nạn thương tích nói chung, tai nạn/chấn thương trong các hoạt động thể dục, thể thao nói riêng.

anh tin bai

Những bước sơ cứu chấn thương khi chơi thể thao, thể dục cơ bản mà chúng ta cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị đưa vận động viên tới bệnh viện gần nhất:

-         R – Rest (Nghỉ ngơi): Hạn chế các lực tác động lên vùng bị thương. Điều này đồng nghĩa với bạn cần tạm ngừng các hoạt động thể thao, đồng thời giảm tối đa thời gian di chuyển, vận động để xương khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn.

 

-         I – Ice (Chườm đá): Nước đá rất hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng sưng và viêm cũng như giúp giảm đau rất nhiều. Nhiều vận động viên bị chấn thương cấp tính tiết lộ họ không cần dùng thuốc giảm đau mà chỉ chườm lạnh 2 – 3 giờ/lần, mỗi lần 15 – 30 phút trong vòng 72 giờ xảy ra chấn thương.

 

-         C – Compress (Băng ép): Băng bó, ép chặt vùng chấn thương giúp hạn chế sưng và trì hoãn việc điều trị bệnh trong thời gian ngắn. Bạn sẽ được quấn một dải băng quanh vùng bị sưng. Nếu cảm thấy đau nhói hay quá chặt, hãy lên tiếng để bác sĩ nới lỏng. Băng ép quá chặt sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chấn thương.

  • E – Elevate (Nâng cao): Nâng cao phần chi bị thương cũng có tác dụng trong việc giảm sưng, đau và viêm. Chẳng hạn, nếu bạn bị bong gân mắt cá chân, hãy nằm trên giường rồi gác chân lên gối, sao cho phần bị thương cao hơn so với toàn bộ cơ thể. Sau một hoặc hai ngày điều trị theo cách này, những chấn thương ở mức độ nhẹ như bong gân sẽ dần hồi phục.

Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Thông tin mới nhất

Tin tức














 
Trang thông tin điện tử Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên
 
image banner
 Chịu trách nhiệm chính: Bác sĩ CKII. Đinh Thị Lan Oanh - Giám đốc Trung Tâm
 Giấy phép số: 15/GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Quảng Ninh cấp ngày 21/09/2018
 Địa chỉ: Tiền An, Quảng Yên, Quảng Ninh
 Điện thoại: 0203 3875225
 Email: ttytqy.syt@quangninh.gov.vn
 
Bản đồ trực tuyến

Copyright © trungtamytequangyen.vn. All Rights Reserved. Designed by VNPT